16/2/12

Các loại modem ADSL thông dụng - Và cách cấu hình Modem

Các loại modem ADSL thông dụng
Những nguyên tắc chung khi cài đặt modem ADSL (Router)
Bước 1. Lắp đặt thiết bị (xem hình 1)
  • Lắp đường dây ADSL vào modem
  • Nếu có dùng chung với máy điện thoại thì lắp điện thoại qua Filter hoặc Splitter
  • Nối modem từ cổng mạng RJ45 vào card mạng của máy tính
  • Nếu có nhiều máy tính dùng chung 1 đường dây ADSL thì các máy tính phải nối vào Hub/Switch
Lưu ý:
  • Khi lắp đặt đường dây ADSL nếu có dùng chung máy điện thoại thì các máy điện thoại phải mắc qua Filter hoặc Splitter. Không mắc điện thoại song song mà không lắp Filter hoặc Splitter (nếu mắc máy điện thoại song song không qua Filter hoặc Splitter sẽ gây nhiễu làm mất đồng bộ hoặc đồng bộ không ổn định) .
  • Không lắp chống sét thoại trước khi mắc vào modem ADSL (nếu có mắc chống sét thoại trước modem ADSL sẽ xãy ra tình trạng không đồng bộ hoặc đồng bộ không ổn định). Nếu muốn lắp chống sét cho đường dây ADSL chúng ta phải trang bị thiết bị chống sét chuyên dụng cho đường dây ASDL.
  • Đối với modem chỉ có cổng mạng (RJ45) thì chúng ta phải lắp card mạng cho máy tính (đa số các máy tính hiện nay có tích hợp sẵn card mạng Onboard trong Mainboard, nếu máy vi tính của bạn không có card mạng bạn phải lắp card mạng cổng PCI vào và cài đặt Driver cho card mạng)
  • Đối với modem ADSL vừa có cổng USB vừa có cổng mạng thì chúng ta có thể nối máy tính vào modem bằng cáp USB (trong trường hợp máy vi tính không có card mạng). Nếu dùng qua cổng USB thì chúng ta phải cài đặt Driver cho modem.
Hình 1
Bước 2. Kiểm tra tín hiệu đèn trên modem
Hình 2
Đây là bước quan trọng để xác định xem việc lắp đặt có đúng kỹ thuật hay chưa và kiểm tra xem modem đã đồng bộ hay chưa? Nếu lắp đặt sai kỹ thuật hoặc đường dây ADSL bị hư hỏng thì modem không đồng bộ và chúng ta sẽ không sử dụng được dịch vụ.
Biểu hiện nhận biết modem đã đồng bộ hay chưa rất đơn giản bằng cách chúng ta quan sát đèn led trên modem. Đa số các nhà sản xuất ký hiệu đèn đồng bộ modem bằng các thuật ngữ sau:
  • Đèn Link
  • Đèn ADSL
  • Đèn DSL
  • Đèn XDSL
  • Đèn WAN
  • Đèn Line
  • Đèn @
Nếu đèn tín hiệu đồng bộ sáng xanh và không nhấp nháy tức modem đã đồng bộ, ngược lại nếu đèn tín hiệu đồng bộ tắt hoặc nhấp nháy tức modem chưa đồng bộ, chúng ta kiểm tra lại việc đấu nối thiết bị hoặc gọi 800126 kiểm tra đường dây.
Sau khi modem ADSL đã đồng bộ chúng ta tiến hành cài đặt các bước tiếp theo.

Bước 3. Gán IP cho máy tính
Đây là bước khai báo địa chỉ IP của máy tính sao cho modem ADSL và máy tính "hiểu nhau" bắt tay và làm việc được với nhau tức là máy tính và modem đã thông với nhau để máy tính thông qua modem ADSL sử dụng được Internet.
Chúng ta có thể gán IP cho máy tính bằng hai hình thức:
  • Gán IP động: điều kiện gán IP động là phải có một máy chủ cấp địa chỉ IP cho máy tính người ta gọi đó là DHCP Server và trong máy tính chúng ta phải để chế độ IP tự động. Đa số các loại modem ADSL đều có chức năng DHCP Server vì vậy chúng ta nên lợi dụng chức năng này mà gán IP động cho máy tính. Ưu điểm của việc gán IP động là chúng ta không cần quan tâm tìm hiểu địa chỉ IP của modem là gì, để cho modem tự động cấp địa chỉ IP cho máy tính và tránh tình trạng xung đột địa chỉ IP do ta gán trùng IP. Tuy nhiên, đối với modem ADSL Huawei MT880 phiên bản thứ nhất thì mặc định của nhà sản xuất không kích hoạt bật DHCP Server nên chúng ta phải gán IP tĩnh thì modem và máy tính mới làm việc được với nhau.
  • Gán IP tĩnh: điều kiện gán IP tĩnh là các máy tính trong cùng mạng LAN phải gán cùng lớp mạng với nhau thì mới làm việc được với nhau. Ví dụ: modem Huawei MT880 chúng ta biết được địa chỉ IP của modem là: 192.168.1.1, để máy tính thông với modem thì chúng ta phải gán địa chỉ IP của máy tính là: từ 192.168.1.2 à 192.168.1.254. Ưu điểm của cách gán IP tĩnh là nhanh, chủ động, không phụ thuộc vào DHCP Server. Tuy nhiên, việc gán IP tĩnh cũng gây một số trở ngại nếu chúng ta không am hiểu kỹ thuật, việc phải nhớ địa chỉ IP của modem ADSL, các địa chỉ IP các máy tính trong mạng LAN , các thông số DNS Server... rất chi là phức tạp. Ngoài ra gán IP tĩnh nếu không quy hoạch sẽ dẫn đến xung đột địa chỉ IP trong mạng LAN.
Thao tác gán IP động
Đối với các hệ điều hành Microsoft Windows mặc định thì sau khi cài đặt xong hệ điều hành, Network Adapter đều gán IP động. Có nghĩa là chúng ta không cần phải thực hiện thao tác gán IP cho máy tính mà cũng có thể đăng nhập vào cấu hình modem được ngay. Tuy nhiên, để kiểm tra xem Network Adapter đã chọn gán IP động hay chưa chúng ta làm theo các bước sau:
  • Chọn Start à Settings à Control Panel à Network Connections
  • Nhấp chuột phải (right click) vào biểu tượng Local Area Network chọn Properties
  • Tại tab General chọn dòng Internet Protocol (TCP/IP) chọn Properties
  • Gán IP động, chọn Obtain an IP address automatically (xem hình 3)
Hình 3
Thao tác gán IP tĩnh
A. Đối với máy tính dùng hệ điều hành Windows 2000 hoặc Windows XP
  • Chọn Start à Settings à Control Panel à Network Connections
  • Nhấp chuột phải (right click) vào biểu tượng Local Area Network chọn Properties
  • Tại tab General chọn dòng Internet Protocol (TCP/IP) chọn Properties
  • Gán IP tĩnh, chọn vào Use the following IP address và nhập địa chỉ IP (xem hình 4)
Hình 4
B. Đối với máy tính dùng hệ điều hành Windows Vista
  • Chọn Start à Settings à Control Panel à Network and Sharing Center
  • Nhấp chuột vào View Status của Network Adapter
  • Tại tab General chọn Properties
  • Tại tab Networking chọn dòng Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) chọn Properties
  • Gán IP tĩnh, chọn vào Use the following IP address và nhập địa chỉ IP (xem hình 5)
Hình 5
Lưu ý:
  • Địa chỉ IP của máy tính phải cùng địa chỉ mạng của modem ADSL trong trường hợp này địa chỉ IP của modem là: 192.168.1.1 thì địa chỉ IP của máy tính chúng ta có thể gàn từ: 192.168.1.2 đến 192.168.1.254.
  • Default gateway là địa chỉ IP của modem trong trường hợp này là: 192.168.1.1
  • DNS Server : 203.162.4.190 và 203.162.4.191
Bước 4. Đăng nhập cấu hình modem
Để cài đặt modem ADSL việc đầu tiên là chúng ta phải gán IP của máy tính cho cùng lớp mạng với địa chỉ IP của modem sau đó chúng ta đăng nhập vào modem để cấu hình modem.
Các loại modem ADSL đều có 3 thông số chính để chúng ta đăng nhập vào đó là:
  • Địa chỉ IP modem (thông thường là: 192.168.1.1 hoặc 10.0.0.2)
  • Username đăng nhập modem (thông thường là: admin hoặc Admin hoặc root)
  • Password đăng nhập modem (thông thường là admin hoặc Admin hoặc root hoặc password)
Ví dụ: đối với modem Huawei MT880 để đăng nhập vào modem chúng ta mở trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ IP của modem: http://192.168.1.1 rồi nhấn Enter.
Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập Username và Password đăng nhập modem.
Username chúng ta nhập: admin
Password là: admin (xem hình 6) 
Hình 6
Bước 5. Cài đặt kết nối Internet cho modem
Để cài đặt modem chúng ta tiến hành thực hiện các bước sau:
  • Đối với MegaVNN ở thành phố Hồ Chí Minh thì thông số VPI=8, VCI=35
  • Encapsulation là: PPPoE LLC hoặc PPPoA LLC
  • Chọn Routing hoặc PPP
  • Nhập usernamepassword truy cập Internet (username và password truy cập Internet được cấp bởi Công ty Điện Thoại khi chúng ta đăng ký đường truyền ADSL)
Hình 7
Bước 6. Lưu cấu hình modem
Đây là bước rất quan trọng nếu bỏ sót coi như công sức chúng ta làm từ các bước trước kia trôi theo mây khói. Lưu cấu hình modem là thao tác lưu lại các cấu hình cài đặt kết nối Internet hiện hành vào Flash Rom của modem để lần sau khi tắt nguồn bật lại thì modem vẫn giữ được cấu hình và tự động kết nối Internet. Nếu không lưu cấu hình modem thì khi tắt nguồn sẽ mất hết những cấu hình trước đó.

Đa số các modem đều dùng các thuật ngữ sau để lưu cấu hình:
  • Reboot à Current Settings
  • Restart à Current Settings
  • Save and Reboot
  • Save Settings
  • Save
  • Save Config
  • Save All
  • Commit
  • Commit and Reboot
Hình 8
Bước 7. Kiểm tra kết nối Internet
Sau khi cài đặt xong modem chúng ta kiểm tra xem modem đã kết nối Internet hay chưa, đây là bước quan trọng để xác định rõ quá trình chúng ta cài đặt có đúng hay sai. Nếu chúng ta cài đặt đúng thì modem sẽ kết nối Internet và ngược lại nếu modem không kết nối Internet thì có thể quá trình cài đặt bị sai sót, chúng ta phải kiểm tra lại các bước cài đặt kết nối trước đó cho đến khi nào modem kết nối thì chúng ta mới sử dụng được dịch vụ.

Để nhận biết modem kết nối Internet hay chưa thông thường chúng ta kiểm tra xem trong giao diện WAN Interface của modem đã có WAN IP hay chưa. Nếu modem chưa có WAN IP tức là quá trình kết nối Internet của modem thất bại hoặc các thông số kết nối sai.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng không kết nối thường là:
  • Nhập sai username hoặc password truy cập Internet
  • Nhập sai VPI, VCI
  • Sai Encapsulation
  • Sai password do password đã được đổi
  • Account bị tạm khóa (do nợ cước)
  • Lỗi trên hệ thống
Ngoài việc kiểm tra WAN IP trong modem để nhận biết modem đã kết nối Internet hay chưa, một số modem còn có biểu hiện riêng để chúng ta xác định modem đã kết nối Internet hay chưa một cách nhanh chóng thông qua biểu hiện trên các đèn led của modem.
Các biểu hiện trên đèn led thông thường là:
  • Đèn "@" sáng xanh (modem SpeedTouch 530)
  • Đèn "Internet" sáng xanh (modem Linksys, Speedtouch 510v6, Planet...)
  • Đèn "Link ADSL" sáng cam (modem Huawei)
  • Đèn "PPP" sáng xanh
  • Đèn "WAN" sáng xanh
Hình 9

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More